Phong trào "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa" - Một cách làm mới, hiệu quả trong nhiệm kỳ 2019 - 2024

Thứ Tư, 31/7/2024 - 11:55 Đã xem: 200

Gần 4 năm thực hiện đã khẳng định Phong trào "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa" đã và đang nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các cấp, các ngành và Nhân dân. Những kết quả đạt được góp phần thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029

         Một trong những vấn đề nhức nhối về ô nhiễm mà con người cần phải giải quyết chính là lượng rác thải khổng lồ thải ra môi trường mỗi năm, trong đó, có tới hàng triệu tấn là rác thải nhựaNghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định: “Lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe Nhân dân làm mục tiêu hàng đầu". Năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang ban hành Kế hoạch phát động Phong trào "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa"  là 1 trong 2 nhiệm vụ đột phá trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo. Cụ thể hóa nội dung đột phá của Tỉnh ủy; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chỉ đạo 7/7 huyện, thành phố, 100% xã, phường, thị trấn hưởng ứng tổ chức phát động Phong trào; 100% thôn, tổ dân phố ký cam kết triển khai thực hiện Phong trào đến hộ gia đình. Từ 28 mô hình điểm cấp huyện về thu gom, xử lý rác thải và chống rác thải nhựa triển khai năm 2020 đến nay, sau gần 4 năm tổ chức triển khai thực hiện đã lan tỏa và nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh với trên 2.500 tổ tự quản, mô hình về bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải và chống rác thải nhựa; lắp đặt 1.448 biển mô hình. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã vận động Nhân dân đóng góp xây dựng 55.369 bể, hố xử lý rác, trong đó: 4.608 bể xây ủ rác hữu cơ, 50.671 bể, hố xử lý bằng hình thức khác tại hộ gia đình, khu dân cư, 28.000 thùng rác, xe đẩy rác được hỗ trợ và nhân dân đóng góp; nhiều làn đi chợ thân thiện với môi trường được trao tặng; 94.000 tờ rơi, túi thân thiện; 1.734 nắp bể ủ rác hữu cơ; trên 20.000 vật dụng khác hỗ trợ cho Nhân dân thu gom rác thải; xây dựng 639 công trình, mô hình gạch sinh thái từ rác thải nhựa; tổng trị giá ước trên 7,6 tỷ đồng; số lượng rác thải thu gom, xử lý ước tính trên 65 nghìn tấn….

Ủy ban MTTQ xã Đông Lợi, Sơn Dương bàn giao thùng rác cho các hộ gia đình thôn An Lịch

Nhân dân thôn Hùng Dũng, xã Hùng Mỹ, Chiêm Hóa thu gom rác thải nhựa làm sinh thái đảm bảo theo quy trình
 

        Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã biên tập và phát hành 3.000 ấn phẩm mô hình tiêu biểu trong thực hiện Phong trào “Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa”, giới thiệu về các mô hình có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả gửi đến MTTQ các cấp, các khu dân cư trong toàn tỉnh, các tổ chức thành viên, sở ngành và các tỉnh bạn. Đăng cai tổ chức thành công Hội thảo kinh nghiệm xây dựng, nhân rộng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 9 tỉnh (Tuyên Quang, Hà Nam, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang). Hằng năm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6, tiếp tục thực hiện Phong trào “Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa” với nhiều hoạt động thiết thực.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phó Chủ tịch Lê Ngọc Tân  và lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân tỉnh phát túi vải thân thiện với môi trường cho người dân xã Bằng Cốc, huyện Hàm Yên

        Cùng với đó, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã chủ trì tổ chức các Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo: Đề án của UBND tỉnh về “Tăng cường quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025”; Quyết định của UBND tỉnh Quy định giá dịch vụ và hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở và Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư đã thực hiện vai trò giám sát và phản ánh những ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đến các cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường.

         Kịp thời ghi nhận những mô hình hay, cách làm sáng tạo và động viên các tổ tự quản; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức 02 Hội nghị biểu dương mô hình tiêu biểu thực hiện Phong trào "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa”, 180 tập thể, cá nhân đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Bằng khen, từ đó tiếp tục động viên, thúc đẩy và nâng cao chất lượng phong trào ở cơ sở.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Hưng Vượng tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong thực hiện Phong trào "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa" giai đoạn 2021-2023

           Những mô hình điểm, cách làm sáng tạo

        Đổi mới trong công tác phối hợp, MTTQ các cấp trong tỉnh đã làm tốt vai trò chủ trì hiệp thương với các tổ chức thành viên, phân công rõ trách nhiệm của từng tổ chức, đơn vị phụ trách nội dung cụ thể, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tham gia các hoạt động dọn dẹp, vệ sinh khuôn viên nhà ở, nhà văn hóa và các khu công cộng; hướng dẫn cách phân loại rác, đào hố rác, xây bể ủ rác hữu cơ làm phân bón; tư vấn lắp đặt bể phốt công trình vệ sinh, làm chuồng chăn nuôi và cách xử lý phân gia súc, gia cầm; xây dựng các mô hình “Thùng rác gia đình”; “hãy thả rác vào thùng”, “Khu dân cư Sáng - xanh - sạch đẹp”; làm từ rác thải nhựa; đặt thùng đựng rác “Nơi thu gom vỏ chai nhựa gây Quỹ ủng hộ Vì người nghèo”; Mô hình vận động xã hội hóa từ tổ đảng 213; “Bảo vệ môi trường gắn với tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp; "Tuyến đường tượ quản - Tuyến đường hoa", Cùng với đó, mỗi tổ chức thành viên của Mặt trận đã có những mô hình tiêu biểu như:

             Hội Liên hiệp Phụ nữ với các mô hình: Gạch sinh thái từ rác thải nhựa; phân loại rác thải tại hộ gia đình; xây dựng các tuyến đường hoa; "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"; tổ chức các cuộc thi với chủ đề môi trường; thu gom, phế liệu, rác thải nhựa gây quỹ hội; cắt tỉa, tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng hoa, cây cảnh... Hội Nông dân với các mô hình: Thu gom bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ở đồng ruộng; xử lý rác thải nông nghiệp rác thải sinh hoạt gia đình thành phân bón tại nguồn; xử lý nước thải, chất thải bằng biện pháp sinh học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường; “nói không với rác thải nhựa”...Đoàn Thanh niên là các mô hình "Đổi rác thải nhựa lấy đồ dùng học tập"; "Đổi rác thải nhựa lấy cây xanh"; "Ngôi nhà xanh", "Ngôi nhà kế hoạch nhỏ", "Gạch sinh thái"; tổ chức Cuộc thi viết, video "Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và ô nhiễm nhựa"; thi vẽ tranh với chủ đề "Chúng em với môi trường và nguồn nước sạch...Hội Cựu chiến binh giám sát các hộ tư nhân trong việc xả thải chất thải và chăn nuôi gia súc, gia cầm đúng nơi quy định. Liên đoàn Lao động tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn viên, công nhân, người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, gắn với phong trào "Lao động giỏi, lao động sáng tạo"; “cơ quan xanh”, doanh nghiệp với mô hình “Thùng rác hữu cơ”, “Thùng rác vô cơ”, “Thùng rác thải nhựa”. Hội Người cao tuổi gắn công tác bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý rác thải và chống rác thải nhựa với Phong trào "Tuổi cao - Gương sáng" gương mẫu thực hiện mô hình thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Hội Chữ thập đỏ tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động xây dựng cộng đồng an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới. Hội làm vườn với mô hình “Phân loại và xử lý rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt hữu cơ thành phân bón tại nguồn”; Bộ chỉ huy quân sự với mô hình xây dựng đơn vị luôn “Sáng - xanh - sạch - đẹp”….

        Thả cá, không xả rác xuống lòng sông”, là khẩu hiệu đã trở thành quen thuộc của người dân thành phố Tuyên Quang vào mỗi dịp Tết đến xuân về, là hoạt động do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ban trị sự Giáo hội phật giáo tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, MTTQ thành phố Tuyên Quang tổ chức vào ngày Tết ông Công, ông Táo (thả cá phóng sinh ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm). Thông qua hoạt động này đã thu hút đông đảo tăng ni, phật tử, đoàn viên, hội viên tích cực tình nguyện tham gia hướng dẫn nhân dân thực hiện; qua đó, gần 4 năm nay người dân thành phố Tuyên Quang đã thành thói quyen không vứt túi nilon, đồ nhựa dùng đựng cá, không xả rác thải tâm linh (tro, chân nhang, bát hương, bàn thờ và các đồ thờ cúng khác) xuống sông khi đi thả cá; đồ nhựa, túi nilon được gom lại để vào các thùng rác để đem đi xử lý.

          Điểm sáng phân loại rác tại nguồn Phường An Tường, thành phố Tuyên Quang: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường đã chủ trì triển khai xây dựng và nhân rộng được 19/19 mô hình tự quản về phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nhựa, hoạt động với 85 nhóm và trên 247 thành viên. 3.572/3.572 gia đình đã ký cam kết tự giác thực hiện thu gom rác thải, phân loại rác thải ngay tại nguồn; chủ động làm việc với HTX vận tải và dịch vụ môi trường Thanh Bình để vận chuyển rác thải đã được nhân dân phân loại bằng xe chở rác 2 ngăn; phát trên 3.000 tờ rơi tuyên truyền, tài liệu hướng dẫn về phân loại rác thải và chống rác thải nhựa; cấp phát 1.364 xô đựng rác cho 682 hộ gia đình, 250 túi vải thân thiện với môi trường; đảng viên tổ đảng 213 trên địa bàn ủng hộ gần 50 triệu đồng để hỗ trợ kinh phí xây bể ủ rác hữu cơ tại vườn; nhiều hộ gia đình tự giác xây bể xử lý rác hữu cơ 2 ngăn.  Đến nay đa số các khu dân cư trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã tự nguyện đóng góp kinh phí trang bị thùng rác theo mẫu quy định của Tổ tự quản, góp phần xây dựng môi trường sạch đẹp.

         Mô hình tự quản “Thùng rác gia đình” tại thị trấn Sơn Dương, sau khi được xây dựng điểm đầu tiên tại tổ dân phố Tân Phúc (tháng 10/2021); các thành viên trong tổ tự quản tích cực tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình, mô hình đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của Nhân dân, đến nay đã được nhân rộng ra 25/25 tổ dân phố trên địa bàn thị trấn; các hộ gia đình tự trang bị thùng rác để thuận tiện thu gom với kinh phí người dân tự nguyện đóng góp trên 300 triệu đồng, mỗi thành viên trong khu dân cư đã tự giác thu gom rác và đã trở thành nền nếp của người dân ở nhiều tổ dân phố trên địa bàn thị trấn.

          Các Hợp tác xã cũng đã tích cực hưởng ứng, tiêu biểu như: Hợp tác xã vận tải và dịch vụ môi trường Thanh Bình thu gom và sơ chế rác thải nhựa, tích cực tham gia ủng hộ hỗ trợ nhiều vật dụng, kinh phí cho Nhân dân tại các hoạt động do MTTQ các cấp tổ chức; đầu tư mua xe chở rác 2 ngăn (1 ngăn để rác hữu cơ, 1 ngăn để rác vô cơ) để thu gom rác tại phường An Tường, thành phố Tuyên Quang. HTX vân tải Thành Tuyên, thường xuyên quan tâm việc đảm bảo đủ tiêu chuẩn khí thải ra môi trường; HTX chế biến thực phẩm an toan Sáng Nhung, có hệ thống xử ly phân không ô nhiêm môi trường bioga; HTX chè xanh Làng Bát, huyện Hàm Yên, sản xuất quy trình Vietgap phân hữu cơ; HTX chè Sử Anh sản xuất quy trình sản phẩm hữu cơ; HTX chè Sơn Trà, Hồng Thái (Na Hang) ko sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các thành viên HTX tích cực tham gia vào công tác bảo về môi trường trồng hoa, cây xanh tại các xã xây dựng nông thôn mới…

              Kết quả gần 4 năm thực hiện đã khẳng định Phong trào "Tuyên Quang chung tay xử lý rác thải và chống rác thải nhựa" đã và đang nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cơ quan, đơn vị và Nhân dân, là một trong những kết quả nổi bật thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024-2029. Trong nhiệm kỳ mới 2024-2029, MTTQ Việt Nam tỉnh  tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân với phương châm "mưa dầm, thấm lâu" để tạo chuyển biến thật sâu rộng, nâng cao chất lượng các mô hình tự quản ở các khu dân cư về thu gom, xử lý rác thải và chống rác thải nhựa; đưa phong trào tiếp tục đi vào nền nếp, hiệu quả, góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, phát huy khối đại đoàn kết, xây dựng Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá, toàn diện, bền vững và bao trùm trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.

                                                                                                  Hải Yến

CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG

Tổng số: 755 | Trang: 1 trên tổng số 76 trang  
Xem tin theo ngày:   / /